Chăm sóc da sau khi lấy mụn là một bước rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục da và vẻ đẹp của làn da sau khi điều trị mụn.
Nếu bạn thực hiện đúng cách thì nốt mụn
sẽ được lành nhanh hơn, tỉ lệ để lại sẹo và thâm rất ít, ngược lại nếu
làm không đúng thì các nốt mụn sẽ phát triển lớn hơn, đỏ hơn, bị viêm và
dẫn đến tình trạng tồi tệ hơn. Trừ khi các bạn biết cách thực hiện
đúng, còn không thì lời khuyên của mình dành cho bạn là: không nên làm.
Cụ thể thực hiện nặn mụn đúng cách như thế nào? Các bạn có thể xem lại nhé.
Và sau khi nặn mụn, chăm sóc da và những việc cần làm là gì? Cũng là một điều rất cần thiết và không kém phần quan trọng.
1. Những chú ý khi nặn mụn
Ngoài những chú ý trong bài viết về nặn mụn đúng cách, trong bài viết ngày hôm nay mình cũng có thêm 2 chú ý dành cho các bạn khi nặn mụn. Đây là 2 điều theo mình rất quan trọng để tránh để lại những hậu quả xấu cho da.
- Khi nặn mụn, bạn phải chắc chắn một điều rằng phải nặn được tất cả các nhận mụn ra, nếu nốt mụn vẫn còn nhân thì không thể nào khỏi được. Để xác nhận vết mụn còn nhân hay không bạn chỉ cần nhẹ nhàng nhấn vào nốt mụn, nếu cảm thấy đau và cộm thì chứng tỏ nhân mụn vẫn còn, bạn nên cố gắng nhẹ nhàng để lấy được chúng ra.
- Mặc dù trong quá trình điều trị mụn cần phải lấy hết nhân mụn ra nhưng không được bóp quá mạnh. Khi bóp quá mạnh mà nhân mụn không ra được sẽ càng gây tổn thương cho da nhiều hơn, nếu nốt mụn đó không thể ra thì cho dù bạn có bóp đến cho máu và bạch huyết chảy ra rất nhiều thì cũng không thể làm được gì, nên mình nhắc lại một lần nữa là phải thật nhẹ nhàng. Trường hợp này có lần mình đi cùng chị gái mình đi nặn mụn, chị ấy làm còn mình ngồi xem, hôm đó mình phát hoảng khi thấy cách họ nặn mụn hết sức “thô bạo”, bất cứ trên mặt bạn có mụn là họ nặn, không phân biệt nốt nào nặn được hay không, điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến da bạn sau này, có thể gây giản mao mạch và để lại sẹo nên các bạn cần tìm một nơi uy tín để thực hiện, còn không thì như hướng dẫn của mình trong bài trước tự làm ở nhà sẽ an toàn hơn.
2. Chăm sóc da sau nặn mụn
2.1 Các bước chăm sóc ngay sau khi nặn mụn
- Dùng bông ngoáy tai để tiệt trùng mụn vừa nặn bằng cách sử dụng rubbing alcohol (có thể mua tại các hiệu thuốc, khi tiệt trùng có thể gây rát). Nếu da bạn nhạy cảm và cảm thấy khó chịu thì bước này có thể bỏ qua.
- Chấm mụn bằng polysporin, antibiotic gel hoặc aloe vera gel và che lại bằng DuoDerm Synthetic Skin, làm những việc này để giúp mụn lành nhanh hơn và tỉ lệ để lại sẹo ít hơn.
- Tiếp tục sử dụng skincare routine như thường ngày. Chú ý khi sử dụng các sản phẩm dưỡng da mà nốt mụn đã nặn không được che lại thì tránh bôi vào chúng, bởi vì khi tay bạn sờ vào những nốt mụn đã được nặn, sau đó lại dùng tay apply vào các vùng da khác trên mặt thì tỉ lệ lây lan vi khuẩn khá cao.
- Thường thì các bạn sẽ thấy sau khi bạn nặn mụn, nhân đã ra hết nhưng một số nốt mụn sẽ bị rỉ, chảy máy, sưng đỏ lên, đó là chuyện bình thường. Hơn nữa mụn có thể nhìn còn to hơn trước khi nặn. Lúc này thì bạn nên để yên nốt mụn, không nên sờ vào nhiều. Vào ngày mai sau khi ngủ dậy nốt mụn của bạn sẽ được xẹp xuống và vài ngày sao đó thì lớp vảy sẽ được bong ra. Các bạn chú ý không nên đụng đến những vảy đấy, hãy để chúng tự rơi ra là tốt nhất.
- Tuyệt đối không được makeup
2.2 Quá trình phục hồi da
- Tuyệt đối không được sử dụng acid như Vitamin C, LHA, BHA, bija, resorcinol, salicylic, benzoyl peroxide, lên các vết thương hở sẽ khiến da bạn thêm trầm trọng hơn.
- Nên sử dụng dưỡng ẩm nhẹ nhàng, tránh các dưỡng ẩm chứa nước hoa hay cồn sẽ khiến da dễ dàng bị kích ứng.
- Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, nếu có thể nên hạn chế ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10:00 AM – 02:00 PM
- Sử dụng kem chống nắng nhẹ nhàng để chống lại các tia UV, đây là một trong những yếu tố góp phần tạo nên vết thâm đậm hơn cho sau này.
- Không sử dụng Vitamin E lên vết thương hở hay đã lành. Chắc hẳn bạn đã từng nghe rằng Vitamin E giúp sẹo mụn nhanh lành hơn, tuy nhiên theo một nghiên cứu từ University of Miami thì Vitamin E không có tác dụng hoặc có thể khiến tình trạng tệ hơn ở 90% bệnh nhân, và 33% những người sử dụng Vitamin E khi da đang được phục hồi thì dễ dàng bị viêm da tiếp xúc, gây dị ứng.
- Không nên makeup lên vết thương hở, trừ trường hợp quá cần thiết thì sau đó bạn phải tẩy trang thật sạch và cẩn thận.
- Bổ sung các loại nước ép trái cây giàu Vitamin C sẽ rất tốt cho da.
2.3 Quá trình điều trị vết thâm và sẹo mụn
Đối với vấn đề thâm mụn, các bạn chú ý những điều sau:
- Mụn sau khi lành thì thường có màu rất đỏ, vết thương sau mụn sẽ chuyển từ màu đỏ tươi sang dần thành màu nâu đậm. Bạn xử lý vết thâm mụn càng sớm thì càng có hiệu quả. Tuy nhiên cũng không nên xử lý quá sớm, mà phải đúng thời điểm thích hợp.
- Vậy thời điểm thích hợp là khi nào? Câu trả lời cho thời điểm thích hợp nhất để xử lý những vết thâm này là khi những vết thương mụn đã khép, không còn là vết thương hở. Nếu vết sẹo sau khi mụn lặn vẫn thấy còn ẩm thì bạn nên đợi nó khô đi hoặc bong ra trước khi xử lý. Tẩy tế bào chết hoặc xử lý mạnh trong khi da vẫn đang tự hồi phục thì sẽ khiến tình trạng tồi tệ hơn.
- Riêng về sẹo mụn tuỳ mức độ, bạn sẽ có những hướng giải quyết khác nhau, có thể là phương pháp dạng bôi hoặc phải điều trị thẩm mỹ.
3. Tổng kết
- Một lần nữa mình xin được lưu ý rằng việc nặn mụn là không đơn giản, nên nếu bạn không cảm thấy tin tưởng bất cứ nơi nào để giao khuôn mặt bạn cho họ thì bạn nên cố gắng tự thực hiện ở nhà sẽ là điều tốt hơn.
- Da sau khi nặn mụn rất nhạy cảm và dễ dàng bi tác động bởi bên ngoài nên các bạn phải cực kì chú ý khi lựa chọn sản phẩm để sử dụng.
- Ngoài ra chú ý đến những vết thương đang trong giai đoạn phục hồi để sử dụng các sản phẩm giúp điều trị thâm mụn và sẹo mụn để có được một kết quả tốt nhất.
Hy vọng bài viết này sẽ có ích đối với các bạn
Post A Comment:
0 comments: